Đôi nét về đèn cao áp
Bóng đèn cao áp là loại bóng được thiết kế để dùng cho đèn cao áp. Đây là loại bóng đèn phóng khi áp suất cao nên có thể sử dụng để chiếu sáng được ở cả trong nhà và ngoài trời. Để chiếu sáng được nhanh và ổn định thì bóng đèn cao sẽ phải sử dụng kích cao áp.
Bóng đèn chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của đèn cao áp. Nếu không có bóng đèn thì sẽ không thể có ánh sáng phát ra. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bóng đèn cao áp khác nhau với sự đa dạng về hình dáng, mẫu mã, kích thước và công suất phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như đèn đường cao áp, bóng đèn cao áp nhà xưởng…
Hình dạng của bóng đèn cao áp sẽ quyết định đến kiểu dáng của pha đèn. Vỏ bóng đèn cao áp thường được làm bằng chất liệu thủy tinh. Điều này nhằm mục đích giúp cho bóng đèn không bị nóng chảy do đèn cao áp phát ra một lượng nhiệt rất cao. Các loại bóng đèn cao áp chất lượng, uy tín thường có cường độ độ chiếu sáng ổn định, tuổi thọ cao, tiết kiệt điệm và chống thấm nước,…
Có 3 loại bóng hiện đang được sử dụng phổ biến nhất đó là Bóng Sodium, bóng Metal Halide và bóng cao áp thủy ngân. Mỗi loại bóng này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các yêu cầu chiếu sáng khác nhau. Trong ba loại bóng này, bóng cao áp thủy ngân là ít được sử dụng hơn cả bởi độ an toàn không cao và chất liệu không thân thiện với môi trường.
Nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp
Với mỗi loại bóng đèn sẽ có đặc điểm hoạt động riêng. Tuy nhiên nguyên lý làm việc chung của bóng đèn cao áp cụ thể như sau:
Đầu tiên, xung cao áp trong mạch sẽ bắt đầu hình thành liên tục để khởi động bóng đèn cao áp. Tiếp theo chấn lưu hoạt động với vai trò giữ cho dòng điện ổn định và hoạt động theo đúng công suất theo quy định của bóng đèn cao áp. Khi đó, tụ điện nhận được tín hiệu và bắt đầu hoạt động, thực hiện mồi tim cho bóng đèn cao áp. Tim bóng đèn nóng lên và sẽ phát ra ánh sáng.
Bóng đèn cao áp sẽ không lập tức sáng ngay sau khi khởi động mà nó sẽ từ từ sáng dần lên. Màu sắc của ánh sáng bóng đèn cao áp sẽ được chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng. Trong quá trình bóng đèn cao áp hoạt động, tụ điện thực hiện chức năng bù công suất ở chấn lưu bị hao hụt. Nhờ đó mà đèn cao áp có thể hoạt động được ổn định và hiệu quả.
Đối với mỗi loại bóng đèn cao áp, nguyên lý làm việc có thể có những nét đặc thù riêng. Một số loại bóng đèn phổ biến có nguyên lý chiếu sáng cụ thể như sau:
Bóng đèn cao áp Sodium
Bóng dèn này hoạt động dựa trên phản ứng của hỗn hợp Muối Natri, Thadium và Indium trong trạng thái ion hóa. Phản ứng của hỗn hợp sẽ hình thành nên dải sóng có khả năng làm cho bóng đèn cao áp phát ra ánh sáng.
Xem ngay: +10 mẫu cột đèn cao áp được ưa chuộng nhất
Bóng đèn cao áp Metal Halide
Nguyên lý chiếu sáng của loại bóng đèn cao áp Metal Halide là ánh sáng được phát ra một cách trực tiếp từ hồ quang của 2 điện cực nhờ thủy ngân hóa hóa hơi áp suất cao với halogen kim loại như bạc natri bromua, bạc Iốt và một số muối kim loại khác có trong ống phóng điện hồ quang. Bóng đèn này có hiệu suất phát quang cao nên tiết kiệm được điện năng.
Bóng đèn cao áp thủy ngân
Bóng đèn này chiếu sáng được là do phản ứng giữa thủy ngân với 1 loại khí trơ chứa bên trong của ống thạch anh. Phản ứng tạo thành hơi thủy ngân sẽ phát ra ánh sáng khi gặp dòng điện. Để phát ra ánh sáng, bóng đèn cao áp thủy ngân cần phải có hiệu điện thế tương đối lớn.
Xem thêm: 23 mẫu đèn Led đường cao cấp
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về bóng đèn cao áp và nguyên lý làm việc của bóng đèn cao áp. Nếu bạn có điều gì vướng mắc cần tư vấn thêm hay có nhu cầu về sản phẩm bóng đèn cao áp hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp nhanh chóng và hiệu quả.