Nhà xưởng nhỏ được xây dựng với khá nhiều mục đích khác nhau như làm nơi để nguyên vật liệu, kho chứa hàng, xưởng chế biến hay nhà để xe… Bản vẽ nhà xưởng nhỏ cần phải đáp ứng được những yêu cầu đặc thù riêng của mỗi nhà xưởng. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo về bản vẽ nhà xưởng nhỏ.
Ưu điểm của việc xây dựng nhà xưởng nhỏ
Tùy theo nhu cầu về không gian cũng như chi phí bỏ ra mà chủ đầu tư có thể lựa chọn xây dựng nhà xưởng nhỏ. Việc xây dựng nhà xưởng nhỏ mang lại những ưu điểm cơ bản sau:
Tiết kiệm chi phí
Xây dựng nhà xưởng nhỏ sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí từ thiết kế đến thi công. Bên cạnh đó, chi phí để vận hành nhà xưởng nhà hệ thống điện, nước và đèn led xưởng… cũng sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra với diện tích nhỏ khi cần tôn tạo, trùng tu thì chi phí phải bỏ ra cũng thấp hơn nhiều so với nhà xưởng diện tích lớn.
Tiết kiệm không gian
Nhà xưởng có diện tích nhỏ sẽ giúp tiết kiệm được nhiều không gian, tránh được trường hợp lãng phí khoảng trống. Bên cạnh đó, khi cần sắp xếp, thay đổi lại các bộ phận trong nhà xưởng cũng sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Yêu cầu đối với bản vẽ thiết kế nhà xưởng nhỏ
Bản vẽ thiết kế có vai trò rất quan trọng, căn cứ vào đó nhà xưởng mới được xây dựng theo đúng kỹ thuật cũng như mong muốn của chủ đầu tư. Bản vẽ thiết kế phải đảm bảo thể hiện rõ và đầy đủ các thông số kỹ thuật cơ bản, chi tiết cấu tạo và vật liệu sử dụng phufh ợp với các tiêu chuẩn, quy định được áp dụng.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng nhỏ phải bao gồm bản vẽ tổng thể toàn bộ mặt bằng của công trình, thể hiện rõ hệ thống kỹ thuật, phương án kết cấu chính cũng như các hạ tầng kỹ thuật chủ yếu. Những yếu tố này sẽ phụ thuộc vào kiến trúc, đặc trưng, yêu cầu và công nghệ của mỗi nhà xưởng. Bản vẽ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên sẽ đủ điều kiện để tiến hành thi công xây dựng nhà xưởng nhỏ.
Kết cấu cơ bản của nhà xưởng nhỏ
Bản vẽ nhà xưởng nhỏ cần thể hiện rõ kết cấu cơ bản của một nhà xưởng. Thông thường một nhà xưởng nhỏ cần đảm bảo các bộ phận chính như sau:
-
Tường và góc tường nhà xưởng: Tường nhà xưởng phải đảm bảo phẳng, các góc nhà xưởng phải tròn. Vật liệu sử dụng cần đảm bảo dễ khử trùng và cọ rửa, không thâm nước. Nên chọn sơn màu sáng.
-
Trần nhà xưởng: Khi thiết kế trần nhà xưởng nên chọn các gam màu sáng. Các vật liệu sử dụng cho trần nhà cần đảm bảo không thấm nước nước, không đọng nước và chất bẩn, không rạn nứt và tránh đọng nước, ẩm mốc…
-
Cửa chính: Cửa chính để ra vào nhà xưởng cần đảm bảo bề mặt không thấm nước và trơn nhẵn, không bám bụi bẩn.
-
Cửa sổ: Cửa sổ cũng cần thiết kế hợp lý, đảm bảo không gian thoáng mát cho nhà xưởng, bố trí và phân chia khoảng không gian phù hợp. Vật liệu sử dụng cần đảm bảo không thấm nước, bề mặt cửa nên nhẵn để hạn chế bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
-
Sân nhà xưởng: Phần sân nhà xưởng cần thiết kế không gian hợp lý, đủ để đáp ứng các nhu cầu của chủ đầu tư. Nên lát gạch sáng màu cho sân nhà xưởng. Các vật liệu sử dụng cần đảm bảo không độc hại, không trơn, thoát nước tốt, dễ vệ sinh, khử trùng và không thấm nước.
-
Hệ thống thông gió: Tùy vào đặc điểm của mỗi nhà xưởng mà hệ thống thông gió được thiết kế sao cho phù hợp. Hệ thống thông gió cần phải được thiết kế đảm bảo an toàn, dễ kiểm tra, bảo dưỡng. Cần phải chú ý đến hướng của hệ thống thông gió để hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường.
-
Hệ thống chiếu sáng: Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng là vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà xưởng. Cần cung cấp đủ ánh sáng cho nhà xưởng hoạt động, cường độ ánh sáng phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của nhà xưởng.
Xem ngay: Loại
đèn cao áp phù hợp với xưởng nhỏ
Với một số thông tin cơ bản về bản vẽ nhà xưởng nhỏ mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng có thể giúp bạn có thêm những hiểu biết hữu ích. Nếu bạn cần tham khảo các mẫu bản vẽ nhà xưởng nhỏ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình.